den-duc-nhung-viec-can-lam-ngay

Đến Đức: Những việc cần làm ngay

1. Những giấy tờ cần mang theo khi sang Đức

  1. Thị thực Schengen (gültiges Visum), hộ chiếu (Passport).
  2. Hình thẻ (Passfoto): ở Việt Nam chụp đẹp mà rẻ, chuẩn bị hình theo kiểu cho hộ chiếu và kiểu cho thị thực với các cỡ khác nhau như 3×4 cm hoặc 4×6 cm.
  3. Bản dịch công chứng bảng điểm, bằng tốt nghiệp phổ thông (Sekundarschulabschlusszeugnis), bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học (Hochschulabschlusszeugnis). Đem cả bản gốc và bản dịch vì người Đức luôn so sánh bản gốc khi nhận hồ sơ.
  4. Giấy tờ liên quan tới việc được nhận nhập học bên Đức (Zulassungsbescheid), các bằng cấp chứng chỉ kèm theo.

2. Việc làm đầu tiên ngay khi đặt chân đến Đức chắc chắn là nhận chìa khóa nhà rồi

Như mình đã đề cập trong bài thuê nhà ở Đức, các bạn sẽ phải tìm nhà trước khi đặt chân đến Đức và ngay khi đặt chân lên nước Đức bạn sẽ đến gặp chủ nhà để nhận chìa khóa và ký hợp đồng.

Việc ký hợp đồng được thực hiện càng sớm càng tốt vì bạn sẽ cần hợp đồng và địa chỉ nhà để đăng ký những chỗ khác.

ky hop dong nha den duc
Việc làm đầu tiên ngay khi đặt chân đến Đức là nhận nhà và ký hợp đồng nhà.
(Photo by Cytonn Photography on Unsplash)

3. Đặt hẹn (Termin) chuyển thị thực với Sở Ngoại Kiều (Ausländerbehörde)

Tùy từng thành phố mà thời gian đợi Termin nhanh hay chậm khác nhau. Như ở Münster, bạn sẽ mất ít nhất hai tháng để có được hẹn đổi Visum.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể lên xếp hàng trực tiếp để đăng ký Termin gấp và văn phòng thông tin (Informationsbüro) sẽ xem xét nếu bạn thực sự cần nó. Khi thời gian rơi vào mùa tựu trường, thời gian xếp hàng và khả năng lấy được số để vào gặp Informationsbüro cũng rất khó vì ro chỉ giới hạn tối đa một số lượng nhất định trong ngày. Bạn đồng nghiệp của mình đã từng phải xếp hàng từ hai giờ sáng đến sáu giờ sáng để lấy được số.

Giấy tờ cần cho việc đổi Visum:

4. Đăng ký nhập học

Mình nhập học theo diện tiến sĩ nên không rành về thời gian nhập học cho sinh viên bậc đại học hoặc học nghề (Ausbildung). Nhưng nhà trường sẽ thông báo ngày nào các bạn có thể làm thủ tục nhập học và các loại giấy tờ cần thiết.

Sau khi thành công đăng ký nhập học, các bạn sẽ nhận được mã số sinh viên trước và chỉ nhận được thẻ sinh viên sau 2 hoặc 3 tuần.

Tuy nhiên, việc có được giấy xác nhận sinh viên và mã số sinh viên là đủ để bạn nhận được thẻ sinh viên (Studentenausweis) kèm vé đi tàu xe cho học kỳ (Semesterticket). Là sinh viên chính thức, bạn được giảm giá tiền ăn trong canteen sinh viên (Mensa), được phép đăng ký tài khoản ngân hàng cho sinh viên và ưu đãi với một số thủ tục khác

5. Đăng ký bảo hiểm y tế (Krankenversicherung)

Có một thực tế phức tạp ở đây là bên Ausländerbehörde sẽ chỉ chấp nhận đổi Visum khi bạn có hợp đồng bảo hiểm y tế. Và ngược lại, bên công ty bảo hiểm cũng sẽ chỉ ký hợp đồng với người đã đổi được Visum du học.

Đối với trường hợp này, đầu tiên bạn nộp hồ sơ bên công ty bảo hiểm để xin giấy xác nhận là bạn đã đăng ký bảo hiểm và sẽ được ký hợp đồng sau khi nhận được Visum. Sau đó, bạn đem giấy chứng nhận này nộp Ausländerbehörde. Sau khi có giấy chứng nhận đổi được Visum, bạn đem giấy này về văn phòng bảo hiểm để ký hợp đồng bảo hiểm chính thức.

Giấy tờ cần thiết để đăng ký bảo hiểm y tế (Krankenversicherung):

  • Hộ chiếu
  • Địa chỉ nhà
  • Số điện thoại
  • Tài khoản ngân hàng (có thể sử dụng tài khoản ngân hàng ở Việt Nam và cập nhật số tài khoản ngân hàng ở Đức sau khi đăng kí được)
len danh sach nhung viec can lam khi den duc
Lên danh sách những việc cần làm và giấy tờ cần thiết để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
(Photo by Andrew Neel on Unsplash)

6. Mở tài khoản ngân hàng

Theo kinh nghiệm của bản thân, mình thấy ngân hàng Sparkasse khá tốt:

  • Đối với sinh viên dưới 28 tuổi, bạn sẽ không tốn phí mở tài khoản cũng như phí sử dụng dịch vụ hàng tháng.
  • Việc rút tiền cũng rất tiện lợi vì Sparkasse khá phổ biến, mỗi trung tâm thành phố đều có chi nhánh và có AMT rút tiền.
  • Chuyển khoản online nhanh và không tốn phí.

Để đăng ký mở tài khoản, bạn cần những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu kèm giấy phép cư trú tạm thời (Passport + Aufenthaltstitel)
  • Hợp đồng làm việc (Arbeitsvertrag – nếu bạn đi dạng Ausbildung)
  • Hợp đồng nhà (Mietvertrag)
  • Xác nhận đăng ký thường trú (Meldebestätigung)
  • Thẻ sinh viên hoặc giấy đăng ký nhập học để đăng ký tài khoản sinh viên (Studentenausweis/Immatrikulationsbescheinigung)

Để chuyển tiền online, họ sẽ hỏi bạn muốn xài TAN-Generator không (một cục nhỏ như máy tính cộng trừ nhân chia, khi mình chuyển tiền online, mình cần đưa thẻ vào để lấy số bảo mật) hoặc xài app trên điện thoại. Phí mua TAN-Generator là 10 EUR, nhưng mình thích phương pháp này vì khá an toàn và không mất công chuyển đổi khi đổi điện thoại.

7. Đăng ký cư trú

Ở Münster nơi mình ở, đối với sinh viên lần đầu tiên qua Đức, khi bạn đổi Visum du học, bạn có thể nộp giấy xin thường trú tại thành phố (Meldebestätigung) cùng với hồ sơ đổi Visum. Chỉ khi nào bạn chuyển nhà các lần sau, bạn sẽ phải tự đặt Termin ở văn phòng đăng ký thường trú (Meldeamt/Rathaus) để thông báo đổi địa chỉ thường trú.

Kết

Trong bài viết này, mình liệt kê ra một vài việc quan trọng cần làm ngay khi bạn vừa đặt chân đến Đức. Tuy nhiên, yêu cầu về thủ tục và thời gian đợi giấy tờ ở mỗi thành phố hoặc mỗi bang sẽ khác nhau một chút. Khi cần đăng ký, các bạn nên lên website, gởi email hoặc gọi điện thoại kiểm tra lại danh sách các giấy tờ cần chuẩn bị để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.