Kiến trúc Đức
Ngôi nhà chung của hàng loạt phong cách kiến trúc Đức đặc biệt, những công trình đô thị đình đám, lâu đài “Disney”, hay những căn nhà dân dã thôn quê. Nhà gỗ truyền thống kiểu Đức vẫn hiển hiện khắp vùng phía nam, trong khi nhà gạch Baltic từ thời trung cổ lại có thể tìm thấy ở những thị trấn phương bắc. Trong các thành phố, kiến trúc Gothic và Romanesque cổ điển vẫn song hành hòa hợp cùng phong cách Bauhaus, Modernist hay Contemporary hiện đại.
Tại những khu vực đô thị trọng yếu, nhiều chỉnh thể kiến trúc như nhà thờ, nhà hát hay thư viện hoàn toàn có thể khiến bạn ngất ngây say đắm.
(Photo by Roman Kraft on Unsplash)
Tổng quan
Lịch sử kiến trúc Đức
Lịch sử vùng miền lâu đời phức tạp cùng lãnh thổ chiếm 357,021 km2 khiến Đức không chỉ có một kiểu kiến trúc đặc trưng. Những thành phố lịch sử như Berlin, München hay Köln là sự kết hợp đa dạng của mọi xu hướng kiến trúc từ tiền trung cổ Carolingian tới Medieval Romanesque, Gothic, Renaissance, Baroque, và sau đó cả thời kỳ Neo-Classical cùng Neo-Renaissance.
Trong khi những xu hướng này hiện diện ở các đô thị, vùng thôn quê lại mang dấu nhiều kiểu nhà trung cổ và cận đại như Low German House (kiểu nhà trang trại phổ biến ở bắc Đức) và High German Housse (kiểu nhà trang trại phổ biến ở trung Đức).
Đọc tiếp: Khám phá nước Đức
Bauhaus có nghĩa là gì?
Bauhaus được dịch sát nghĩa là “Kiến trúc nhà” – một trường nghệ thuật với những tháng ngày hoàng kim trong giai đoạn 1919 – 1933, được sáng lập bởi Walter Gropius.
Đầu thế kỷ 20 cho ra đời làn sóng Bauhaus trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc – một sự kết hợp giữa nghệ thuật, thủ công, mỹ thuật và tính năng. Trong các làn sống kiến trúc Đức, Bauhaus nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất.
Bauhaus là tiền thân của lối kiến trúc Modernist – vẫn không ngừng thăng hoa tại Đức và bao gồm những phong cách như Brutalism, Art Deco, Deconstructivism hay International. Kiến trúc đương đại tại Đức vừa thể hiện những nguyên lý thiết kế thiết yếu vừa tập trung vào tính bền vững của công trình.
(Photo by wen chen on Unsplash)
Những kiến trúc sư Đức nổi tiếng
- Walter Gropius
- Gottfried Bohm
- Max Dudler
- Karl Friedrich Schinkel
Tour du lịch kiến trúc
Nếu bạn là người hứng thú với chủ đề này, sao không thử tham gia những tour kiến trúc vẫn được tổ chức thường xuyên ở các thành phố lớn? Để khởi đầu, bạn có thể thử tour Museum Island ở Berlin, quận nghệ thuật ở München, hay đến Köln tham gia tour Urbanism: Where Old Meets New. Ngoài ra, những chuyến tham quan lâu đài ở Bayern cũng rất được yêu thích.
Những công trình kiến trúc Đức nổi tiếng
Kölner Dom (Nhà thơ chính tòa Köln)
Di sản thế giới UNESCO, thắng cảnh được ghé thăm nhiều nhất Đức, công trình Gothic lớn nhất Bắc Âu, đồng thời là nơi tọa vị của Tổng giám mục Köln. Về mặt kiến trúc, nhà thờ chính tòa Köln đóng vai trò biểu trưng cho phong cách Gothic tại Đức.
(Photo by Yunus G on Unsplash)
Semperoper, Dresden
Nhà hát opera tuyệt đẹp này được xây lần đầu năm 1841, do chính kiến trúc sư Gottfried Semper thiết kế. Sau khi bị phá hủy bởi hỏa hoạn, nó được xây lại năm 1878 theo phong cách Neo-Renaissance (hay còn gọi là Revival Renaissance hoặc Dresden Baroque). Dresden bị ném bom vào năm 1945 trong thế chiến II khiến phần nội thất nhà hát hoàn toàn hư hại, nên sau đó nó lại được xây lại lần nữa. Semperoper được xem là một trông những nhà hát đẹp nhất trên Trái Đất.
Stadtbibliothek Stuttgart
Dù mới được xây năm 2011 nhưng thư viện công cộng này thể hiện rõ sự cam kết của Stuttgart đối với tính hiện đại, đường nét tinh gọn và chủ nghĩa tính năng. Được thiết kế với Yi Architects, khối lập phương 45 x 45 mét này có họa tiết hình học hoàn hảo trên mỗi mặt nhà, kết hợp cùng nội thất trắng sáng. Stadtbibliothek Stuttgart là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Đức hiện đại.
(Photo by Max Langelott on Unsplash)
Thư viện Duchess Anna Amalia, Weimar
Nhà riêng của nữ công tước Anna Amalia (1739 – 1807) được chuyển thành thư viện từ khi bà còn sống. Ngày nay, công trình được UNESCO bảo hộ này là một thư viện công cộng và vẫn chứa đựng bộ sưu tầm Shakespeare của chính nữ công tức – một trong những bộ sự tập văn học Đức đỉnh cao tại đất nước này. Về mặt kiến trúc, thư viện có đại sảnh Rococo hình oval ấn tượng tại trung tâm tòa nhà.
Lâu đài Neuschwanstein, Bayern
Đây có lẽ là lâu đài được chụp ảnh nhiều nhất trên Trái Đất, và cũng chính là lâu đài mà logo Disney từng lấy cảm hứng. Neuschwanstein mang trong mình một thiết kế thần tiên cổ điển và được xây theo phong cách Romanesque Revival vào năm 1869. Trên thực tế, nó không phải là lâu đài như tên gọi, mà là cung điện của vua Ludwig II để tưởng nhớ Richard Wagner.
(Photo by Johannes Krupinski on Unsplash)
Lâu đài Hohenzollern, Baden-Württemberg
Lâu đài oai vệ này là công trình tưởng nhớ hai lâu đài trước đây từng nằm cùng ngọn đồi. Lâu đài đầu tiên được xây vào thế kỷ 11 cho gia tộc Hohenzollern. Lâu đài hiện tại (thứ ba) được xây vào giữa những năm 1800, được truyền cảm hứng bởi làn sống English Gothic Revival cũng như French Chateaux (lâu đài Pháp) tại thung lũng Loire.
Fraenkirche, Dresden
Ví dụ đỉnh cao của kiến trúc Baroque này được xây vào thế kỷ 18 để thay cho một nhà thờ khác trước đó, và được xem như thánh kinh của đạo Tin Lành ở Đức. Tại thời điểm ấy, Frauenkirche có một trong những mái vòm lớn nhất châu Âu. Tiếc thay nó đã chịu hư hại nặng nề trong đợt ném bom Dresden trong thế chiến II. Đến tận gần đây mới được xây dựng lại, hồi phục hào quang năm xưa.
(Photo by Paul G on Unsplash)
Reichstag, Berlin
Tòa nhà Reichstag uy nghiêm chính là nơi làm việc của Quốc hội Đức (Bundestag), và là trái tim của Berlin đối với nhiều người. Reichstag được hoàn thành và năm 1894 theo phong cách Neo-Renaissance (Tân Phục hưng) và nhiều lần tu sửa vì hỏa hoạn hoặc chiến tranh. Đáng chú ý nhất là khu vực vòm kính ngắm cảnh được thêm vào năm 1999 với thiết kế của Norman Foster, thay cho tháp quan sát ban đầu.
Đọc tiếp: Thành phố Berlin – Thủ đô xanh sôi động
Elbphilharmonie, Hamburg
Một trong những nhà hát mới nhất và được nhắc đến nhiều nhất thế giới – nơi dàn giao hưởng NDR Elbphilharmonie hoạt động. Cái tên Elbphilharmonie bắt nguồn từ việc nó được xây bên bờ sông Elbe. Phần chính của nhà hát nằm trên một nhà kho di sản, được thiết kế bằng kính với hình dáng như mái buồm hoặc ngọn sóng. Người dân địa phương vẫn thường gọi nó với cái tên “Elphi”.
Đọc tiếp: Hamburg – Trung tâm công nghệ và khởi nghiệp