quy-dinh-ve-viec-lam-them-o-duc

Quy định về việc làm thêm ở Đức đối với du học sinh

Tại Đức, có nhiều cơ hội để du học sinh kiếm tiền bên cạnh việc học của mình, chẳng hạn như làm bồi bàn, trợ lý tại trường đại học (HiWi) hay dạy kèm. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định về mặt pháp lý nếu sinh viên quốc tế muốn đi làm. Vì thế, qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có được một góc nhìn tổng quan hơn về việc làm thêm ở Đức.

rao-can-phap-ly-khi-sinh-vien-di-lam-them-o-duc
Sinh viên vẫn gặp phải rào cản pháp lý nếu muốn đi làm thêm ở Đức.
(Photo by Freshh Connection on Unsplash)

Quy định đối với sinh viên

Sinh viên quốc tế đến từ Liên minh châu Âu (EU), Ireland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ được phép làm việc tự do trong thị trường lao động Đức và về cơ bản không khác gì sinh viên Đức. Chỉ khi làm trên 20 giờ/tuần thì phải trả một mức phí bảo hiểm nhất định (cũng như sinh viên Đức).

Đối với sinh viên đến từ những nước khác thì phải tuân theo quy định như sau:

  1. Sinh viên quốc tế đến từ những nước khác được phép làm việc 120 ngày toàn thời gian hoặc 240 ngày bán thời gian trong 1 năm, và không được phép làm việc tự do hay tự làm chủ.
  2. Nếu muốn làm nhiều hơn thì phải có sự đồng ý từ Sở Lao động (Agentur für Arbeit) và Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde). Cơ hội việc làm sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường lao động tại đó: vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp thì cơ hội sẽ cao hơn.

Trong đó, có một ngoại lệ là trợ lý tại trường đại học (HiWi), khi đó sinh viên được phép làm không giới hạn thời gian. Tuy nhiên vẫn phải thông báo đến Sở ngoại kiều.

Quy định đối với học viên các khóa tiếng & dự bị đại học

Về cơ bản, những học viên thuộc trường hợp này chỉ được phép đi làm khi có sự đồng ý của Sở Lao động (Agentur für Arbeit) và Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde), và chỉ được làm trong kỳ nghỉ không có tiết học.

Tìm việc làm thêm ở Đức

  • Đại diện của Sở Lao động trong vùng thường có thông tin việc làm cho sinh viên.
  • Tại những trường đại học lớn cũng có bảng thông tin ở văn phòng Studierendenwerk.
  • Cổng thông tin việc làm online trên trang web của trường đại học hoặc Studentenwerke.
  • Thỉnh thoảng trên bảng đen của trường hoặc mục quảng cáo trên tạp chí địa phương cũng có thông tin công việc hữu ích.

“HiWis”

Một số sinh viên làm trợ lý tại trường đại học (thường được gợi là “HiWi”). Ví dự như: thủ thư, trợ giảng hoặc nghiên cứu tài liệu cho giáo sư. Đây là những công việc bổ trợ rất tốt đối với việc học. Những ai hứng thú có thể liên hệ thư ký trường để hỏi về vị trí trống cũng như chú ý đến thông báo của trường.

lam them o duc nghien cuu tai lieu giup giao su
Nghiên cứu tài liệu giúp giáo sư là một sự bổ trợ lớn cho việc học.
(Photo by Brooke Cagle on Unsplash)

Làm việc ngoài trường

Điển hình cho công việc sinh viên ngoài trường là bồi bàn, làm việc tại các hội chợ triễn lãm, trông trẻ và giao hàng. Sinh viên sư phạm thường dạy kèm, sinh viên ngành xuất bản thường làm cho các tòa soạn. Những công việc liên quan tới ngành học cũng là một sự hỗ trợ lớn đối với việc học.

Thông thường rất khó để trang trải chi phí sinh hoạt chỉ thông qua việc làm thêm ở Đức vì không có nhiều công việc hoàn toàn phù hợp và xứng đáng với thời gian của sinh viên, và những ai làm việc quá nhiều thường phải kéo dài thời gian học không cần thiết. Do đó, sinh viên có thể tận dụng thời gian trống của mình để tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ học bổng hoặc gia đình.

Lương làm thêm ở Đức

Lương tối thiểu tại Đức từ năm 2020 là 9,35€/giờ – mức lương này sẽ được thay đổi hai năm một lần. Việc được trả lương bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào kiến thức, ngành làm việc cũng như thị trường lao động địa phương. Tại những thành phố như München hay Hamburg thì lương mỗi giờ thường cao hơn, nhưng tất nhiên chia phí sinh hoạt cũng cao hơn.

Đối với HiWis, trợ lý sản xuất trong những ngành công nghiệp hay làm dịch vụ tại những hội chợ, triễn lãm cũng thường được trả lương mỗi giờ cao hơn lương tối thiểu.

Thuế khi đi làm thêm ở Đức

Sinh viên được phép làm thêm không đóng thuế nếu mỗi tháng thu nhập không quá 450€. Những ai thường xuyên kiếm nhiều hơn 450€/tháng cần phải có mã số thuế và một phần lương sẽ được trích bớt hàng tháng. Sinh viên được nhận lại số tiền này vào cuối năm nếu làm khai báo thu nhập (Einkommenssteuererklärung).

dong-thue-khi-lam-them-o-duc
Sinh viên không phải đóng thuế nếu làm dưới 450€/tháng.
(Photo by Robert Anasch on Unsplash)

Bảo hiểm

Khi sống lâu dài ở Đức, mỗi người phải đóng một khoản phí xã hội. Đối với sinh viên thì phí bảo hiểm y tế cũng được xem như bảo hiểm chăm sóc, hưu trí và thất nghiệp.

Nếu làm việc dưới 3 tháng liền hoặc ít hơn 70 ngày trong năm thì không phải đóng phí xã hội. Nếu làm việc dài hạn thì bắt buộc phải đóng thuế hưu trí. Sinh viên thường chỉ phải trả một khoản phí nhỏ, và tất nhiên là chỉ khi thu nhập cao hơn 450€/tháng.

Với những công việc đòi hỏi nhiều hơn 20 giờ/tuần thường không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng học tập, mà còn liên quan tới cả bảo hiểm y tế, thất nghiệp và chăm sóc.

Dịch từ nguồn: DAAD (© Jan von Allwörden)